RAM có nghĩa là gì? Cấu tạo và cơ chế hoạt động như thế nào? RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?… Nếu bạn đang gặp phải những câu hỏi này, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây nhé!
Nội dung tóm tắt
Random Access Memory – RAM là bộ nhớ lưu trữ tạm thời trong máy tính dùng để lưu trữ thông tin, giúp CPU truy xuất và xử lý dữ liệu trong thời gian ngắn. RAM có dữ liệu càng lớn thì lượng công việc mà nó giải quyết được càng nhiều, từ đó hiệu suất hoạt động của máy tính cũng sẽ cao hơn.
Dữ liệu ở trong RAM được lưu trữ ở trên từng ô nhớ, mỗi ô nhớ sẽ có một địa chỉ khác nhau và tốc độ đọc (số ghi lưu trữ) bằng nhau. Lưu ý rằng RAM chỉ có thể lưu trữ dữ liệu khi được cung cấp nguồn, vì vậy đừng tắt máy tính hoặc ngắt kết nối giữa chừng khi đang cần lưu trữ dữ liệu quan trọng trên RAM bạn nhé.
Xem thêm: 2 máy tính dùng chung 1 màn hình
Thanh RAM máy tính thường được các nhà sản xuất thiết kế nằm ở vị trí đựng các bo mạch chủ trong CPU, bạn chỉ cần mở tấm che là có thể dễ dàng tìm thấy. Hãy kiểm tra thông tin về máy một cách cẩn thận để có thể xác định được vị trí chính xác của thanh RAM, tránh tháo lắp một cách bừa bãi.
Như mô tả trên, có thể thấy, nếu thay một thanh RAM có dung lượng cao hơn, tốc độ đọc cao hơn, dữ liệu sẽ được truyền tải đến vi xử lý nhanh hơn, giúp máy tính hoạt động mạnh mẽ hơn, không còn giật lag.
Một thanh RAM sử dụng quá lâu sẽ gây ra các hiện tượng lỗi RAM như máy tính không khởi động được, xuất hiện sọc màn hình, đừng hình, treo máy, đứng máy khi mở ứng dụng,… Hãy thường xuyên kiểm tra RAM máy tính và thay thế kịp thời nếu phát hiện RAM bị lỗi.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, trên thị trường ngày một xuất hiện nhiều loại RAM tân tiến, tiêu biểu có những loại dưới đây:
Sau định nghĩa RAM là gì và những thông tin cần biết về RAM. Sau đây mời bạn đến với 3 yếu tố cần quan tâm khi chọn RAM chính là: Loại RAM laptop sử dụng, các loại RAM hiện nay và số lượng RAM
Xem thêm: Máy tính gồm có bao nhiêu thành phần
– Khi chọn RAM thì bạn phải biết laptop đang sử dụng loại RAM nào, bus bao nhiêu và có được hỗ trợ bởi bo mạch chủ (mainboard) hay không.
– Nếu máy bạn đang sử dụng loại DDR RAM thì bạn nên gắn theo cặp giống nhau. Chẳng hạn laptop bạn đang sử dụng ram 2GB bus 1333MHz thì khi lắp thêm cũng phải là RAM 2GB bus 1333MHZ.
– Sở dĩ phải nắm rõ những vấn đề này vì RAM gắn thêm vào cần cùng hiệu, cùng bus và cùng dung lượng để đảm bảo tính ổn định và tăng hiệu suất tối đa nhất.
– Trường hợp bạn muốn gắn RAM 4GB thì nên gắn 2 thanh RAM, mỗi thanh là 2GB cùng loại chứ không nên gắn luôn một thanh 4GB như mọi người vẫn tưởng. Việc bạn chọn RAM dung lượng từ 2 – 4 GB phụ thuộc vào hệ điều hành và những chương trình mà bạn cần dùng.
Với những thông tin trên, chúc bạn có được đáp án cho những băn khoăn RAM có nghĩa gì? Cấu tạo và cơ chế hoạt động như thế nào? RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?… và chọn mua được một sản phẩm ưng ý.