Nhiều người dùng thường được khuyên là nên nâng cấp RAM để máy tính chạy nhanh hơn. Tuy nhiên, không có nhiều người biết chúng thực sự là bộ phận như thế nào trong hệ thống máy tính. Vậy RAM là bộ nhớ gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé.
Nội dung tóm tắt
RAM là viết tắt của từ Random Access Memory trong tiếng Anh, đây là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý. RAM không thể lưu trữ dữ liệu khi mất nguồn điện cung cấp. Do đó, nếu như thiết bị bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa sạch.
Các thông số của RAM bao gồm bus RAM, dung lượng RAM, khi chọn mua RAM nâng cấp cho thiết bị, người dùng nên nghiên cứu bus RAM khi chọn mua để RAM có thể phối ưu với Main tối ưu nhất.
RAM thường được tìm thấy trong các thiết bị điện tử như máy chủ, PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy in. Nếu không có RAM, các thiết bị này sẽ không thể thực hiện những tác vụ cơ bản bởi việc truy cập các tệp dữ liệu sẽ cực kỳ chậm.
RAM là bộ nhớ gì?
Xem thêm: Hướng dẫn một số cách tạo USB cài win 10
Trong máy tính hay điện thoại, bộ nhớ RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập và sử dụng dữ liệu. Lúc này CPU sẽ chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu trữ tạm thời, sau đó, các vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM sẽ được trả lại khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt máy.
Cụ thể, bộ nhớ RAM có đặc tính như sau: Các ô nhớ trong RAM có thể được chèn dữ liệu bằng cách đọc hoặc viết vào trong cùng một khoảng thời gian dù cho chúng ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi một ô nhớ đó là 1 byte (8 bit), tuy nhiên hệ thống có thể đọc hoặc viết vào nhiều byte (2,4 hoặc 8 byte). Ngoài ra, điểm đặc trưng của RAM được thể hiện thông qua dung lượng, thời gian xử lý thông tin, cách tổ chức các ô nhớ và chu kỳ bộ nhớ.
Bộ nhớ này không ghi nhớ thông tin mãi mãi và chúng sẽ mất hết toàn bộ dữ liệu khi người dùng tắt máy tính. Vì vậy, RAM có thể đảm nhiệm nhiều tác vụ xử lý khác nhau với tốc độ cao trong suốt thời gian dài. Nhưng đây cũng là lý do mà chúng ta cần để ổ cứng lưu trữ như SSD và HDD để bảo toàn dữ liệu sau khi tắt máy.
RAM là bộ nhớ gì?
Xem thêm: Cách tắt phần mềm diệt virus win 10 đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm
RAM thường được chia làm 2 loại gồm SRAM và DRAM. Cụ thể:
– RAM tĩnh: Còn được gọi là SRAM (Static Random Access Memory) sản xuất theo công nghệ điện hóa phát quang ECL. SRAM là nơi lưu trữ dữ liệu để khởi động máy tính, loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính và nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. Có nghĩa là SRAM là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy.
– RAM động: Hay còn gọi là DRAM (Dynamic Random Access Memory), khác với RAM tĩnh, RAM động được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại, máy tính. Những dữ liệu trong DRAM sẽ bị mất sau và phải nạp lại dữ liệu theo chu kỳ. Vì việc ghi nhớ dữ liệu của DRAM dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy.
Ngoài RAM tĩnh và RAM động còn có các loại khác như SDRAM, MRAM, ReRAM, PCM, FRAM… Đây là những khái niệm của bộ nhớ tạm thời RAM. Tuy nhiên, người dùng máy tính thông thường chúng ta chỉ nên quan tâm đến bộ nhớ SDRAM chuẩn DDR3 và DDR4.
Về cơ bản, RAM máy tính hay điện thoại đều có chức năng giống nhau, tuy nhiên do tính chất thiết bị nên 2 loại RAM này sẽ có một số khác biệt.
– RAM điện thoại được thiết kế với kích thước nhỏ hơn máy tính và cho mức tiêu thụ điện năng thấp để phù hợp với tính chất di động và sử dụng pin trên smartphone.
– RAM trên điện thoại được gắn trực tiếp lên con chip xử lý. Vì vậy mà người dùng không thể dễ dàng nâng cấp hoặc thay thế như trên máy tính để bàn và laptop.
– RAM điện thoại sẽ được dùng chung cho cả vi xử lý và bộ xử lý đồ hoạ mà không có bộ nhớ RAM dành riêng cho việc xử lý đồ hoạ.
Tổng hợp