Máy tính bàn hoặc laptop của bạn gặp vấn đề về RAM, thế nhưng bạn lại không biết gì về nó. RAM là gì? RAM máy tính có tác dụng gì? Dung lượng của RAM ảnh hưởng thế nào đến máy tính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.
Nội dung tóm tắt
RAM (Random Access Memory) là bộ phận của máy tính dùng để lưu trữ các thông tin thay đổi khi đang sử dụng. Nếu mất đi nguồn điện cung cấp, thông tin đã lưu trên RAM sẽ bị mất đi.
Bạn đã hiểu RAM máy tính là gì chưa?
Dữ liệu được RAM ghi lại trên mỗi ô gọi là ô nhớ, các ô nhớ này có mỗi địa chỉ khác nhau. Và thời gian để đọc, ghi dữ liệu trên cùng 1 ô nhớ là như nhau.
Nếu dung lượng RAM được nhà sản xuất thiết kế không còn đáp ứng yêu cầu, hệ điều hành sẽ sử dụng 1 phần ổ cứng làm nơi trao đổi dữ liệu, gọi là virtual memory (bộ nhớ ảo).
RAM thường được chia thành 2 loại, RAM tĩnh và RAM động. RAM tĩnh SRAM (Static RAM) là loại không xóa đi nội dung lưu trữ sau khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động. RAM động DRAM được dùng để lưu dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng, nếu đóng ứng dụng hoặc tắt máy tính thì dữ liệu có thể bị trả lại vào vùng nhớ. Chọn RAM tốt có thể tránh những lỗi thường xuyên xảy ra với máy tính.
Bạn có biết RAM máy tính có tác dụng gì không?
DDR3 (DDR3 SDRAM): thiết kế theo khuôn mẫu của SDRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ), đồng bộ hóa mọi thứ nhờ sử dụng tín hiệu xung nhịp. DDR nghĩa là tốc độ dữ liệu gấp đôi, từ đó tăng tốc độ truyền dữ liệu.
Capacity (dung lượng): số lượng thông tin mà RAM của máy tính có thể sử dụng để lưu trữ. Thông thường mỗi RAM có các dung lượng khác nhau như 2GB, 4GB, 8GB,….
ECC (Error Checking and correction): kiểm tra và sửa lỗi. Hiện nay ECC bao gồm unbuffered ECC và registered ECC.
Bus: mang chức năng giống như hệ thống ống dẫn nước. Nghĩa là hệ thống các dây điện nhỏ, là hệ thống để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính.
CAS (column address strobe): hay còn gọi là độ trễ, là thời gian tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống RAM và phản hồi lại CPU.
Refresh Rate: hay còn gọi là tần số làm tươi. Các bộ nhớ động cần có quá trình nạp điện hàng nghìn lần mỗi giây để ngăn không cho dữ liệu đang chứa bị mất đi.
Hiện nay, các dòng laptop hay máy tính cơ bản đều được thiết kế với bộ RAM ít nhất 2GB. Đây chỉ là RAM phù hợp cho các công việc nhẹ nhàng như duyệt web, email, xem phim hay chơi một số game nhẹ. Nếu là RAM 4GB thì có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng phần lớn của người dùng hiện nay do tính mạnh mẽ của nó.
Nhưng nếu nhu cầu của bạn là 1 loại RAM có dung lượng lớn và đáp ứng được nhu cầu chơi game 3D hay làm đồ họa, kế toán với các bảng tính có số liệu lớn thì RAM máy tính 8GB sẽ là loại RAM phù hợp cho bạn.
Để xem RAM máy tính bạn có thể đến các trung tâm hoặc cửa hàng uy tín và chuyên dụng bán những sản phẩm có chất lượng tốt nhất của những thương hiệu hàng đầu trên thế giới như Corsair, Kingston, Kingmax, G.Skill,… Bạn đọc nên lựa chọn những cửa hàng, hệ thống máy tính đảm bảo chất lượng để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng nhé.
Hiện nay giá bán RAM được dựa vào các yếu tố như thương hiệu, model, dung lượng RAM, tốc độ bus, hiệu năng, khả năng tản nhiệt, nguồn cung cấp, chế độ bảo hành, dịch vụ hỗ trợ,… nên giá thường sẽ dao động khá lớn từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Trên đây là bài viết về RAM máy tính, hy vọng những thông tin chung trên đã làm bạn phần nào hiểu được RAM máy tính là gì và cách vận hành của nó. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mình để lựa chọn loại RAM máy tính phù hợp cho mình nhé.