Bạn thường thấy ký hiệu RAM PC3, RAM PC3L trên máy tính, bạn thắc mắc ký hiệu đó nghĩa là gì, nó khác gì nhau? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những vẫn đề trên nhé!
Nội dung tóm tắt
RAM PC3L còn được gọi là RAM DDR3L là một loại RAM DDR3 đặc trưng, chữ “L” là viết tắt của “LOW”. Loại RAM PC3L này sử dụng tiêu chuẩn điện áp thấp hơn so với RAM PC3 thông thường. Điện áp làm việc của RAM PC3 là 1,5V trong khi điện áp làm việc của RAM PC3L chỉ là 1,35V.
PC3L tiêu thụ ít điện năng hơn, vì vậy nó thường được sử dụng trong các thiết bị di động như máy tính xách tay. Vì ít tiêu thụ điện năng hơn, nên PC3L sẽ tỏa nhiệt ít hơn, giúp các thiết bị di động có kích thước nhỏ gọn không bị nóng.
Xem thêm: Ram để làm gì?
Tuy nhiên, PC3L tương thích với các CPU Intel thế hệ thứ 4 trở lên (Haswell, Broadwell …). Chỉ một số CPU thế hệ thứ 3 mới có thể tương thích với loại RAM này.
RAM PC3 hay còn gọi là RAM DDR3, với ý nghĩa đầy đủ là Double Data Rate Type 3, là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Dynamic Random Access Memory – DRAM) kế thừa từ sự ra đời của 2 thế hệ trước đó là RAM DDR và DDR2. Thế hệ RAM DDR3 có điện áp tiêu thụ 1.5V, thấp hơn DDR2 và DDR.
RAM PC3 có các tần số khác nhau như 800/1066/1333/1600/1866/2133 MHz. 1 mô-đun RAM PC3 có 240 chân và chiều dài 133,35 mm. RAM PC3 dùng trên laptop (thường thấy với thuật ngữ SO-DIMM – Small Outline Dual Inline Memory Module) sẽ khác rất nhiều so với máy tính để bàn do chỉ được thiết kế 204 chân và chiều dài chỉ còn 67.6 mm.
RAM PC3L cũng là một loại bộ nhớ RAM PC3 nhưng với một số cải tiến. Dưới đây là một số cải tiến của dòng RAM này.
RAM PC3L sử dụng điện áp 1,35V trong khi RAM PC3 sử dụng điện áp 1,5V. PC3L tiêu thụ ít điện năng hơn PC3. RAM PC3L tỏa nhiệt ít hơn RAM PC3. RAM PC3L chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị di động như máy tính xách tay, trong khi RAM PC3 chủ yếu được sử dụng trong máy tính để bàn.
Chính vì mục đích sử dụng cho các thiết bị di động nên RAM PC3L chỉ được sản xuất dưới dạng mô-đun SO-DIMM–67,5mm nhỏ gọn. Và RAM PC3 được sản xuất dưới dạng mô-đun SO-DIMM – mô-đun 67,5mm và 133,35mm.
Xem thêm: Có máy tính nên làm gì để kiếm tiền?
Nếu hệ thống chỉ hỗ trợ điện áp 1.35V mà dùng chung hai loại RAM này thì RAM DDR3 sẽ không hoạt động dẫn đến hệ thống máy không hoạt động, thậm chí có nguy cơ phát sinh lỗi không mong muốn (cháy RAM hay cháy cả khe cắm RAM là câu chuyện đã từng xảy ra).
Ngược lại, khi lắp RAM PC3L chạy với hệ thống đang có RAM PC3 thì RAM PC3L sẽ chạy ở 1.5V và có tính chất không khác gì RAM PC3 tiêu chuẩn. Trên thực tế chúng ta không nên sử dụng như vậy vì đây là một cách kết hợp không có lợi cả về kinh tế lẫn hiệu năng, cùng với việc còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến độ bền của linh kiện rất khó kiểm soát. Chỉ nên dùng RAM cùng loại để đảm bảo sử dụng an toàn.
Hi vọng với những thông tin về RAM PC3 và PC3 trên đây, bạn đã chọn được loại RAM phù hợp cho máy tính của mình.