Phải làm sao để kết hợp Internet và ứng dụng giáo dục môn Ngữ Văn THPT hiệu quả là vấn đề khiến các giáo viên đau đầu. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi vận dụng Internet và quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn thì đừng bỏ lỡ bài viết này.
Internet và ứng dụng giáo dục môn Ngữ Văn
Nội dung tóm tắt
Tuy Internet là kho kiến thức đồ sộ và là nguồn tham khảo tuyệt vời cho việc dạy học nhưng chỉ trong một mức độ nào đó, bởi vì công cụ hiện đại này cũng khó có thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng đặc biệt đối với một bộ môn cần nhiều cảm xúc như môn Ngữ văn.
Cái khó của người giảng dạy là làm sao kết hợp hài hòa giữa cách dạy truyền thống với việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với bộ môn Ngữ Văn. Bởi vì có những loại kiến thức mà người dạy phải sử dụng phấn trắng bảng đen cùng với các phương pháp giảng dạy truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh như đọc diễn cảm, cảm nhận về tác phẩm…
Để chuẩn bị cho một bài giảng Ngữ Văn ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên cần phải nắm vững kiến thức và linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp giảng day. Ngoài ra, giáo viên phải có kế hoạch dự kiến từng bài học, từng nội dung kiến thức cụ thể có thể sử dụng Internet để hỗ trợ.
Bên cạnh đó, giáo viên còn phải biết cách sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Không những vậy, giáo viên cần tham gia vào các diễn đàn có liên quan trên mạng Internet để biết xu hướng mới. Nếu có điều kiện, nên lập blog để thông tin cho học sinh những nội dung cần thiết và nhận sự phản hồi từ học sinh.
Internet và ứng dụng giáo dục môn Ngữ Văn
Việc sử dụng đa dạng các kênh hình, tiếng, màu sắc, các hiệu ứng sẽ tăng tính hấp dẫn sinh động cho giờ học Ngữ văn. Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng và biến giờ học Ngữ văn thành giờ trình chiếu. Hãy kết hợp thêm các phương pháp dạy học đổi mới và phát huy được sự tích cực của học sinh như học theo nhóm, học theo dự án, học bằng thực tế…
Kết hợp Internet và ứng dụng giáo dục môn Ngữ Văn THPT có thể sử dụng theo nhiều hình thức. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin về bài học trên Internet trước khi lên lớp. Ví dụ như: Thông tin và ảnh tác giả văn học, toàn bộ tác phẩm văn học, lời bình từ những người yêu thích tác phẩm. Từ những tìm kiếm này sẽ giúp học sinh có cái nhìn đa chiều hơn về tác phẩm. Khi lên lớp thảo luận cũng dễ dàng và tăng sự hấp dẫn cho bài học.
Việc tìm kiếm thông tin giáo viên có thể giao cho cá nhân hoặc nhóm và yêu cầu học sinh ghi lại thông tin lấy từ nguồn nào để kiểm chứng. Tập hợp các thông tin tìm kiếm được, xử lý và lấy thông tin cần thiết. Giáo viên xem trước và chỉnh sửa báo cáo của học sinh. Trong giờ học gọi các em trình bày hoặc yêu cầu học sinh lưu trữ để dùng khi cần thiết.
Ngoài ra, hình thức chơi ô chữ để củng cố kiến thức Ngữ văn cũng khá hay và dễ dàng thực hiện. Trò chơi này đòi hỏi học sinh phải tư duy linh hoạt nhưng không qua hàn lâm. Nội dung của các từ hàng ngang, hàng dọc trong ô chữ là nội dung học sinh đã tìm hiểu trong các hoạt động dạy – học trước đó hoặc là kiến thức giáo viên cần nhấn mạnh. Cách này sẽ khắc sâu được kiến thức dễ dàng hơn.
Vận dụng Internet và ứng dụng giáo dục môn Ngữ Văn đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Nên các giáo viên hãy đổi mới cách dạy và kết hợp linh hoạt với ứng dụng công nghệ thông tin để đạt hiệu quả giảng dạy cao hơn