Hiện nay tình trạng học cả ngày, cả tuần đang được diễn ra rất phổ biến ở bậc trung học phổ thông, điều này khiến cho học sinh phải chịu rất nhiều áp lực vì chương trình học bị quá tải. Chính vì vậy, hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng học sinh cần được nghỉ ngày thứ 7 để nghỉ ngơi và cân bằng lại mọi thứ thay vì học kín cả tuần.
Có một thực trạng đang diễn ra ở các bậc phổ thông đó là học sinh vẫn đang phải học cả ngày thứ 7. Thực tế cho thấy, buổi học thứ 7 cũng chỉ là giờ học thêm, ôn tập lại kiến thức cũ nhưng vẫn bắt buộc học sinh phải đến lớp học bình thường. Rõ ràng, đối với lứa tuổi của học sinh cấp 1 và cấp 2 thì việc học cả ngày, cả tuần như vậy là quá nhiều. Các chuyên gia về giáo dục trong và ngoài nước cũng phải thừa nhận rằng, học sinh phổ thông nước ta đang phải học quá nhiều thứ, các giáo viên cũng luôn cố gắng nhồi nhét một khối lượng lớn kiến thức cho học sinh, thâm chí là những kiến thức không cần thiết. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý học sinh, thay vì thích thú đến trường chúng lại cảm thấy sợ hãi và chán nản.
Các bậc phổ thông học sinh vẫn đang phải học cả ngày thứ 7
Việc học thêm ngày thứ 7 thật sự không cần thiết khi đó chỉ là những giờ học thêm, ôn tập lại kiến thức cũ. Bởi thực chất nếu chúng ta có giảm tải bớt chương trình học và thời gian học thì cũng không có nghĩa là học sinh sẽ không thể giỏi, nền giáo dục nước nhà sẽ mất đi những học sinh xuất sắc. Điều quan trọng không nằm ở thời gian học nhiều hay ít mà nằm ở phương pháp dạy và học như thế nào. Bậc phổ thông hiện nay hầu hết chỉ tập trung học theo chương trình sách giao khoa biên soạn và giáo viên cũng chỉ bê nguyên kiến thức đó truyền tải cho học sinh mà không chọn lọc giúp học sinh dễ định hướng. Chính vì vậy, trước tiên chúng ta nên giảm tải từ sách giáo khoa, giảm bớt đi những môn học không cần thiết, các tiết học ôn tập… để tập trung giảng dạy kiến thức trọng tâm trong một lượng thời gian nhất định. Như vậy sẽ đạt hiệu quả hơn rất nhiều.
Một phần nguyên nhân học sinh phải học thêm ngày thứ 7, thậm chí là học bù cả chủ nhật là vì chương trình sách giáo khoa biên soạn quá dài khiến cho thầy cô không thể truyền tài hết trong một tiết học nên buộc phải học dồn vào ngày cuối tuần để chạy kịp chương trình dạy. Tình trạng vẫn luôn tồn tại trong nhiều năm qua, khiến cả thầy cô và học sinh đều cảm thấy mệt mỏi khi phải học bù, học đuổi nhiều ngày. Vì vậy, chương trình sách giáo khoa nên được biên soạn lại ngắn gọn, lọc những kiến thức chính để giảm nhẹ sức học cho học sinh, tạo ra môi trường giảng dạy thiết thực nhất.
Liệu học cả thứ 7 có phải quá tải đối với học sinh?
Khi chương trình được giảm tải, học sinh sẽ được nghỉ ngơi ngày thứ 7, có thời gian vui chơi thư giãn để lấy lại tinh thần học tập cho tuần tiếp theo. Rõ ràng đây là điều rất cần thiết. Ngay cả cán bộ công nhân, viên chức còn được nghỉ ngày thứ 7, chủ nhật thì lý do gì các trường học vẫn bắt học sinh đi học cả những ngày nghỉ?
Chất lương giáo dục không nằm ở thời gian học nhiều mà nằm ở phương pháp giảng dạy khoa học, chính vì thế các trường học cũng nên cân nhắc về việc bắt học sinh đi học hêm, học bù. Có thể không nhất thiết nghỉ vào thứ 7 nhưng có thể sắp xếp nghỉ vào ngày khác, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của trường có đáp ứng được lịch học các lớp, từ đó sắp xếp linh hoạt hơn thời gian nghỉ ngơi của học sinh.
Bên cạnh đó bản thân học sinh cũng phải có sự chủ động, tích cực học tập. Cần có thêm thời gian cho các bạn nghỉ ngơi, tham gia thể theo, tham gia các hoạt động xã hội để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, học sinh thì tuyệt đối không nên tham gia vào các hình thức giải trí như chơi cờ bạc, lô đề, không hút chích, hạn chế tối đa việc soi kèo nhà cái và cá độ bóng đá bởi vì lứa tuổi này việc học tập và rèn luyện đạo đức là nhiệm vụ quan trọng nhất.