Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản năm 2018 sẽ thay đổi như thế nào? Để hiểu rõ hơn mức lương cơ bản trong năm nay hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Lương cơ bản chính là lương thỏa thuận giữa người lao động đối với người sử dụng lao động. Lương cơ bản sẽ không bảo gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản tiền bổ sung khác,...
Khi xác định lương lương cơ bản thì các doanh nghiệp phải căn cứ vào mức lương tối thiểu chung hiện nay. Đối với khối hành chính thì mức lương hiện nay là: 1.390.000 đồng/tháng. Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. (Ban hành ngày 15/05/2018 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018 và thay thế Nghị định 47/2017/NĐ-CP).
Lương cơ bản năm 2018 thay đổi như thế nào?
Trong năm 2018 mức lương cơ bản tối thiểu của vùng đã tăng lên 3.980.000 – đối với vùng 1 bao gồm các quận của TPHCM, Hà Nội … Chính vì thế khi xây dựng lương cơ bản của doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện cũng không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng. Đồng thời phải cộng thêm 7% nữa đối với lao động đã được đào tạo qua các cấp từ cấp nghề trở lên.
Lương cơ bản chính là cơ sở, cốt lõi cũng như nền tảng để người lao động làm việc đồng thời để duy trì cuộc sống hàng ngày. Còn việc trong thực tế doanh nghiệp có thể trả lương cao hơn rất nhiều hoặc tăng lương bằng các khoản phụ cấp hoặc trợ cấp khác … Đối với cách tính lương cơ bản trên là để tính ra số tiền thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả.
Phải thỏa thuận với người lao động để lưu lại trên hợp đồng lao động. Thông thường đối với mức lương cơ bản này để người lao động được tham gia bảo hiểm. Thế nhưng hiện nay, luật bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực thì mức lương tham gia bảo hiểm còn bao gồm các khoản phụ cấp khác nữa.
Mức lương cơ bản nhà nước từ năm 2018 có thay đổi. Từ ngày 01/01/2018, chính thức áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định sau đây:
Lương cơ bản năm 2018 sẽ thay đổi như thế nào?
Đối với tiền lương chính thức sẽ là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để thực hiện các công việc theo thỏa thuận. Tuy nhiên không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu của vùng vừa kể trên. Tiền lương thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Phải ít nhất bằng 85% lương tối thiểu của vùng.
Ví dụ: Lương tối thiểu của vùng tại các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hà Nội sẽ là 3.100.000 đồng. Như vậy, lương chính của người lao động tại các vùng này ít nhất bằng 3.100.000 đồng và lương thử việc tối thiểu là 2.635.000 đồng.
Việc doanh nghiệp trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải trả thêm tiền cho người lao động: Số tiền này bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Trên đây là những thông tin hữu ích về mức lương cơ bản của các vùng để người lao động có thể nắm bắt được.